Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Giảm cân có nên ăn không?

Bún gạo lứt là một loại thực phẩm không còn xa lạ trong chế độ kiểm soát cân nặng. Hãy cùng Công ty Minh Phương tìm hiểu xem bún gạo lứt bao nhiêu calo qua bài viết dưới đây nhé.

Bún gạo lứt là gì?

Bún gạo lứt là loại bún được sản xuất từ gạo lứt – loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bởi loại gạo này chỉ được loại bỏ lớp vỏ trấu (lớp vỏ cứng bên ngoài) và giữ nguyên được các chất dinh dưỡng ở lớp cám và mầm của hạt gạo. Bạn có thể sử dụng bún gạo lứt để chế biến các món ăn như bún trắng thông thường.

Thành phần dinh dưỡng có trong bún gạo lứt

Thành phần của bún gạo lứt cũng giống với các loại bún gạo khác, gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các loại vitamin.

Tuy nhiên, nhờ giữ được lớp cám trong quá trình chế biến nên bún gạo lứt giữ được rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, trong đó phải kể đến các vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), para aminobenzoic (PABA), acid folic và các nguyên tố vi lượng khác như canxi, sắt, magie, selen, glutathione, kali và natri.

100g bún gạo lứt bao nhiêu calo

Mỗi loại thực phẩm đều cung cấp cho cơ thể một con số calo khác nhau và tùy theo dạng thành phẩm cũng như cách chế biến của từng loại nguyên liệu mà có số calo khác nhau.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g gạo lứt thì sẽ chứa khoảng 110,9 calo, ít hơn gạo trắng (cung cấp khoảng 130 calo). Và khi gạo lứt đã qua quy trình sản xuất trở thành bún gạo lứt thì 100g bún gạo lứt sẽ chứa khoảng 320 – 350 calo, chỉ số này có thể thay đổi tùy vào loại gạo lứt bạn lựa chọn.

100g gạo lứt đen chứa khoảng 170 calo, trong đó:

  • 34g tinh bột – 11% RDV
  • 5g đạm
  • 5g chất béo – 2% RDV
  • 2g chất xơ

Trong khi đó, 100g bún gạo lứt đỏ lại có khoảng 214 calo, cụ thể:

  • 77.24g tinh bột
  • 7.94g đạm
  • 2.92g chất béo
  • 3.5g chất xơ

Có thể thấy rằng, bún gạo lứt đen cung cấp ít calo hơn so với bún gạo lứt đỏ, và thực tế, nhiều người cũng có nhận xét sợi bún gạo lứt đen dai và dẻo hơn sợi bún gạo lứt đỏ. Tuy nhiên, từ số liệu trên ta có thể thấy bún gạo lứt đỏ có lượng chất xơ và đạm cao hơn.

4. Các lợi ích mà bún gạo lứt mang lại

Hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch

Bún gạo lứt rất giàu chất xơ và các chất có lợi cho tim mạch khác như lignans , magie , … có liên quan đến việc giảm cholesterolgiảm huyết áp và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, …

Nguồn thực phẩm không chứa Gluten tự nhiên

Gạo lứt tự nhiên không chứa gluten, vậy nên bún gạo lứt là sự lựa chọn an toàn cho người bị dị ứng hoặc không dung nạp loại protein này. Bệnh không dung nạp gluten còn có tên là Celiac, không cho cơ thể hấp thu các thực phẩm có chứa gluten.

Sự lựa chọn cho người bị tiểu đường

Bún gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với thành phẩm từ gạo trắng. Khi sử dụng bún gạo lứt, lượng tinh bột sẽ được chuyển hóa thành đường một cách từ từ và ổn định, giúp điều hòa glucose máu.

5.Ăn bún gạo lứt có giảm cân không?

Việc giữ lại lớp cám bọc bên ngoài giúp cho gạo lứt giữ được hàm lượng chất xơ cao, điều này cũng khiến cho quá trình tiêu hóa của gạo lứt trong dạ dày cũng lâu hơn so với gạo trắng, từ đó tạo cảm giác nhanh no và no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn.

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, một nhóm phụ nữ thừa cân sử dụng một lượng gạo lứt mỗi ngày trong sáu tuần đã giảm một cách đáng kể trọng lượng cơ thể và vòng eo so với nhóm phụ nữ ăn cùng lượng gạo trắng đó.[1].

Ngoài ra, bún gạo lứt còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể trong quá trình giảm cân.